DJI Air 3 vs DJI Mini 4 Pro đang dần mở ra một kỷ nguyên mới cho những chiếc flycam giá rẻ với những tính năng bay an toàn, đáng tin cậy hơn. Cả 2 mẫu flycam này đều cung cấp khả năng phát hiện chướng ngại vật đa hướng 360°, khả năng kết nối vượt trội giữa điều khiển từ xa và máy bay không người lái với công nghệ truyền dẫn OcuSync 4 (O4) của DJI và nhiều tính năng tự động giúp bạn có thể ghi lại những bức ảnh có chất lượng đỉnh cao – nhưng cả 2 đều có một mức giá vô cùng phải chăng.
Giới thiệu nhanh về DJI Air 3 vs DJI Mini 4 Pro
Nhìn nhanh qua ngoại hình có thể dễ dàng nhận ra DJI Air 3 sở hữu kích thước lớn hơn và nặng hơn nhiều so với DJI Mini 4 Pro bởi cụm camera kép đỉnh cao giống dòng Mavic cao cấp. Tuy nhiên, trọng lượng 250g của Mini 4 Pro sẽ giúp bạn có thể dễ dàng điều khiển flycam ở các bối cảnh hẹp. Với trọng lượng 720g, Air 3 nặng hơn và sẽ hoạt động tốt hơn nhiều trong điều kiện gió lớn và các yếu tố khác so với Mini 4 Pro.
Mini 4 Pro là chiếc flycam dòng Mini đầu tiên của DJI cung cấp khả năng tính năng ActiveTrack 360° cho phép bạn theo dõi đối tượng từ mọi góc độ, theo bất kỳ hướng nào, kể cả phía trước. Air 3 sẽ không cho phép bạn theo dõi ô tô hoặc người từ phía trước.
Mini 4 Pro cũng cung cấp cho bạn khả năng quay dọc True Vertical, toàn bộ cảm biến của máy ảnh được sử dụng mà không cắt xén ở bất kỳ chế độ FocusTrack nào hoặc trong khi quay video ở tốc độ lên tới 4K/60p. Tính năng True Vertical trên Mini 4 Pro cũng áp dụng với tác vụ chụp ảnh tĩnh. Tính năng chụp dọc có sẵn trên Air 3, nhưng chỉ ở độ phân giải tối đa 2,7K/30p và hình ảnh sẽ bị crop. Đây cũng sẽ là một điểm bạn nên cân nhắc khi đang phân vân 2 chiếc flycam này.
Ngôn ngữ thiết kế trên DJI Air 3 vs DJI Mini 4 Pro
Trọng lượng và kích thước của DJI Air 3 và DJI Mini 4 Pro
- DJI Air 3: 720g | 207×100,5×91,1 mm (Gấp lại) | 258,8×326×105,8 mm (Mở ra)
- DJI Mini 4 Pro: 249g | 148×94×64 mm (Gấp lại) | 298×373×101 mm (Mở ra)
DJI Air 3 sở hữu cụm camera kép đỉnh cao giống với dòng Mavic 3 tối tân, điều này vô tình khiến chiếc flycam này nặng hơn đáng kể so với Mini 4 Pro. Cụ thể, Air 3 nặng khoảng 720g, trọng lượng khiến bạn đáng phải cân nhắc khi định đem theo mỗi khi đi du lịch bởi nó sẽ khiến vali của bạn tăng lên đáng kể.
Mini 4 Pro chỉ nặng khoảng 249g, nhẹ hơn rất nhiều so với Air 3. Nhưng trọng lượng siêu nhẹ này của Mini 4 Pro lại khiến chiếc flycam khó có thể thăng bằng và hoạt động tốt trong các điều kiện gió lớn.
Về kích thước thì Air 3 cũng lớn hơn khá nhiều so với Mini 4 Pro với phần cánh rộng hơn giúp việc đảm bảo độ an toàn cho flycam khi hoạt động ở các môi trường có sức gió lớn được ổn định hơn.
Thời lượng pin và thời gian bay trên DJI Air 3 và DJI Mini 4 Pro
- DJI Air 3: 46 phút
- DJI Mini 4 Pro: 34 phút (với Pin bay thông minh) | 45 phút (với Pin thông minh tăng cường)
Air 3 có pin hoàn toàn mới, dung lượng lớn hơn được gắn vào mặt sau của máy bay không người lái. Với thời lượng pin lên tới 46 phút, Air 3 có thời gian bay tương đương với dòng Mavic 3 cao cấp hơn.
Với Mini 4 Pro, thời lượng pin thông minh tiêu chuẩn sẽ khoảng 34 phút, nhưng nếu bạn sử dụng pin thông minh Flight Plus cho bạn thời gian sử dụng lên tới 45 phút. Tuy nhiên, việc sử dụng pin Plus lớn hơn sẽ khiến trọng lượng của Mini 4 Pro lên trên 250g.
Cả Air 3 và Mini 4 Pro đều sẽ được DJI trang bị bộ sạc pin thông minh giúp cố định pin khi sạc. Air 3 sẽ có chức năng battery accumulation function giúp phân bổ toàn bộ năng lượng từ hai pin còn lại sang một pin để bạn có thể thực hiện một chuyến bay trọn vẹn.
Các bộ điều khiển tương thích với DJI Air 3 và DJI Mini 4 Pro
Air 3 và Mini 4 Pro tương thích với bộ điều khiển từ xa RC-N2 và RC 2. Đây sẽ là những tùy chọn điều khiển duy nhất mà bạn có thể sử dụng với 2 chiếc flycam này, bởi chúng sẽ không hỗ trợ với các mẫu điều khiển từ xa cũ.
Cả hai điều khiển từ xa đều có công nghệ O4 của DJI, giúp máy bay không người lái có phạm vi hoạt động 20km. Mặc dù bạn sẽ không bao giờ bay xa quá tầm nhìn trực quan, nhưng đường truyền mạnh mẽ này có thể giúp mang lại kết nối không bị gián đoạn và truyền phát độ trễ thấp 1080p/60p tới màn hình điều khiển từ xa của bạn.
So sánh hệ thống camera trên DJI Air 3 Vs DJI Mini 4 Pro
Cảm biến của DJI Air 3 vs DJI Mini 4 Pro
- DJI Air 3: Camera tele: CMOS 1/1,3 inch, Điểm ảnh hiệu dụng: 48MP | Camera wide angle: CMOS 1/1.3 inch, Điểm ảnh hiệu dụng: 48MP
- DJI Mini 4 Pro: CMOS 1/1.3-inch, Điểm ảnh hiệu dụng: 48 MP
Air 3 là chiếc flycam đầu tiên trong dòng Air của DJI cung cấp hệ thống camera kép và hỗ trợ chụp ảnh dọc (9:16). Camera chính phía dưới có tiêu cự tương đương 24mm. ống kính góc rộng F1.7 cố định và FOV 82°.
Trên cùng là một camera wide angle với ống kính 70mm (cung cấp cho bạn khả năng zoom quang 3X tương đương từ camera chính) với khẩu độ F2.8 cố định với FOV 35°.
DJI Mini 4 Pro được trang bị camera đơn với cảm biến CMOS loại 1/1.3, tương đương 24mm. tiêu cự và khẩu độ F1.7 cố định như Mini 3 Pro. Thay vì dựa vào một ống kính tele riêng biệt, bạn có thể zoom kỹ thuật số lên tới 2x khi chụp ảnh 12MP, điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh.
Khả năng quay video
- DJI Air 3: 4K/60fps | quay slow-motion 4K/100fps
- DJI Mini 4 Pro: 4K/60fps | quay slow-motion 4K/100fps
Air 3 cho phép bạn quay video ở độ phân giải 4K với tốc độ 60 khung hình/giây và quay slow-motion 4K/100fps. Tất cả các cảnh quay đều được quay bằng cấu hình màu D-Log M của DJI để quá trình xử lý hậu kỳ linh hoạt hơn. Air 3 cũng được DJI trang bị tính năng Night Mode, đã được hãng giới thiệu trên Mavic 3. Tính năng này sẽ cho phép bạn quay video ban đêm ở độ phân giải 4K với tốc độ 30fps ở ISO lên tới 12800. Tuy nhiên, D-Log M (10-bit) không được hỗ trợ khi bạn sử dụng chế độ này.
Mini 4 Pro cũng có thể quay video lên tới 4K/60fps và cảnh quay slow-motion 4K/100fps với cấu hình màu D-Log M. Mini 4 Pro cũng hỗ trợ tính năng Night Mode giống như Air 3, và bạn cấu hình màu D-Log M cũng sẽ không áp dụng được trên Mini 4 Pro khi sử dụng chế độ này.
Các chế độ bay thông minh của DJI Air 3 vs DJI Mini 4 Pro
Cả Air 3 và Mini 4 Pro đều cung cấp các chế độ bay thông minh như QuickShots – Dronie, Circle, Helix, Rocket, Asteroid và Boomerang. MasterShots – thực hiện một loạt cảnh quay QuickShots và ghép tất cả chúng lại với nhau trong ứng dụng DJI Fly – có sẵn trên cả hai mẫu flycam này.
FocusTrack sẽ cho phép bạn chọn một chủ đề, thường là ô tô hoặc người và theo dõi chủ thể đó bằng Point of Interest, ActiveTrack hoặc Spotlight. Mini 4 Pro là chiếc flycam đầu tiên của DJI giới thiệu tính năng ActiveTrack 360°, cho phép bạn có thể theo dõi chủ thể ở mọi góc độ. Nếu như DJI Air 3 cho phép bạn theo dõi đối tượng từ hai bên hoặc phía sau, thì Mini 4 Pro có thể làm điều tương tự và theo dõi chủ thể ở cả phía trước.
Tuy nhiên, điều khiến Mini 4 Pro hoặc Air 3 trở thành một khoản đầu tư đáng giá là việc tích hợp tính năng Waypoints Flight. Tính năng này cho phép bạn đặt đường bay được xác định trước bằng cách tùy chỉnh các thông số khác nhau cho từng điểm tham chiếu, bao gồm độ cao, tốc độ và hướng của máy ảnh để bạn có thể lặp lại ảnh nhiều lần. Sau đó, máy bay không người lái sẽ tự động bay theo hướng bạn đã chỉ định hoặc ngược lại. Nhưng tính năng này, trên Air 3 thì bạn sẽ nhận được nhiều thông số hơn so với Mini 4 Pro.
Một tính năng hữu ích không kém hiện diện trên cả 2 chiếc flycam là Cruise Control. Để sử dụng tính năng này bạn sẽ cần cài đặt nút C1 và C2 trên ứng DJI Fly. Cruise Control sẽ giúp flycam của bạn bay ở một tốc độ nhất quán ngay khi bạn kích hoạt tính năng này. Điều này rất hữu ích cho các chuyến bay dài hơn và cho phép bạn tập trung vào thao tác của camera, độ cao và các hiệu ứng khác.
Bạn nên mua DJI Air 3 hay DJI Mini 4 Pro
Bạn nên mua DJI Air 3 nếu
Air 3 là sự lựa chọn lý tưởng cho các nhiếp ảnh gia và nhà quay phim muốn chụp ở các tiêu cự khác nhau và bay ở độ cao lớn hơn hoặc dọc theo bờ biển nơi tốc độ gió tăng cao.
Thân máy của Air 3 nặng hơn 470g so với Mini 4 Pro. Trọng lượng nặng hơn phần nào sẽ khiến Air 3 bay ổn định hơn khi bạn sử dụng flycam ở cái bối cảnh có tốc độ gió lớn. Ngoài ra, bạn còn có được các tính năng chụp ảnh và quay video nâng cao hơn – chẳng hạn như tốc độ màn trập tối đa 8 giây có thể tạo ra các hiệu ứng vệt sáng thú vị hoặc nâng cao cài đặt trong điều kiện ánh sáng yếu.
Bạn nên mua DJI Mini 4 Pro nếu
DJI Mini 4 Pro sẽ là lựa chọn phù hợp với những người dùng nghiệp dư muốn sở hữu một chiếc flycam nhỏ gọn với trọng lượng dưới 250g. Mini 4 Pro cũng là chiếc flycam dòng Mini đầu tiên của DJI được hỗ trợ cảm biến vật cản đa hướng giúp đảm bảo độ an toàn khi bạn sử dụng flycam ở cái môi trường có cấu trúc phức tạp.
Cuối cùng, bạn muốn có một chiếc Mini 4 Pro để có khả năng truy cập các tính năng thú vị với giá cả phải chăng như ActiveTrack 360° và chụp ảnh dọc không bị crop như trên Air 3.
Mức giá và phiên bản của DJI Air 3 vs Mini 4 Pro
Hiện tại, cả hai chiếc flycam DJI Air 3 vs DJI Mini 4 Pro đều đang được bán tại hệ thống DJIShop by TokyoCamera với mức giá vô cùng ưu đãi với các phiên bản như sau:
- DJI Air 3 (DJI RC-N2): 25,000,000đ
- DJI Air 3 Fly More Combo (DJI RC-N2): 29,500,000đ
- DJI Air 3 Fly More Combo (DJI RC2): 33,600,000đ
- DJI Mini 4 Pro (DJI RC-N2): 17,590,000đ
- DJI Mini 4 Pro (DJI RC 2): 21,690,000đ
- DJI Mini 4 Pro Fly More Combo (DJI RC 2): 25,000,000đ
- DJI Mini 4 Pro Fly More Combo Plus (DJI RC 2): 26,474,000đ
Tổng kết
Mini 4 Pro là chiếc flycam siêu nhẹ với trọng lưới dưới 250g siêu tiện lợi để bạn có thể yên tâm bay trong môi trường đô thị. Trọng lượng và kích thước siêu nhẹ này sẽ giúp bạn cực kỳ di động và dễ dàng đem đi mọi nơi.
Mini 4 Pro sẽ hỗ trợ tính năng quay dọc thực sự mà không bị crop nhờ phần camera sẽ xoay từ ngang sang dọc. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều đối với những người dùng hay đăng tải video trên các nền tảng video dọc.
Air 3 được sở hữu thiết kế khá giống với dòng Mavic 3 cao cấp, điều này sẽ giúp flycam có thể hoạt động ổn định trong các môi trường gió lớn với tốc độ kháng gió lên tới 12m/s lớn hơn khá nhiều so với Mini 4 Pro (10,7m/s).
Tuy rằng Air 3 nặng đến 720g nhưng khi trải nghiệm mình vẫn cảm thấy flycam khá gọn gàng không bị quá cồng kềnh. DJI cũng trang bị túi đựng vừa vặn nên bạn sẽ yên tâm hơn khi cần đem theo Air 3 trên các chuyến hành trình của mình.
Cả 2 mẫu flycam đều được trang bị khả năng tránh vật cản đa hướng và hệ thống truyền dẫn OcuSync 4.0 có thể truyền hình ảnh ở khoảng cách lên tới 20km.
Air 3 có thời lượng pin được công bố là 46 phút so với 34 phút của Mini 4 Pro, mặc dù Mini 4 Pro có hỗ trợ pin thông minh mở rộng để đạt được thời lượng bay tương đương với Air 3, nhưng bạn sẽ phải mất thêm một khoản phí nữa để có được điều này.
Air 3 có một tính năng cực kỳ quan trọng, một tính năng tạo nên sự khác biệt đối với nhiều người dùng. Hệ thống ống kính kép với ống kính tele thứ hai. Ống kính góc rộng chính của Air 3 có cùng kích thước với ống kính của Mini 4 Pro: 1/1.3”. Cả hai đều có trường nhìn 24mm, khẩu độ cực rộng f1.7, độ phân giải ảnh 12MP và chế độ chụp ảnh 48MP.
Trên đây là bài so sánh DJI Air 3 vs DJI Mini 4 Pro của DJIShop. Với mức giá không quá chênh lệch giữa 2 chiếc flycam này thì bạn sẽ chọn chiếc máy bay nào? Hãy để lại bình luận phía bên dưới để chúng mình được biết nhé!