Ở bài đánh giá này, hãy cùng DJIShop review DJI Air 3 – Chiếc flycam đầu tiên của dòng Air được trang bị cụm camera kép cùng vô số tính năng bay thông minh. Air 3 được xem là bản nâng cấp đáng kể so với Air 2S được ra mắt vào năm 2021 và mức giá của nó khiến nó trở thành sự lựa chọn toàn diện tốt hơn khi bạn đang sử Mini 3 Pro và đang tìm kiếm một chiếc flycam cản gió tốt hơn, zoom 3x và các tính năng bay thông minh như Waypoint Flight.
Ưu – Nhược điểm của DJI Air 3
Ưu điểm
- Cụm camera kép đáng giá
- Khả năng chống gió tuyệt vời
- Thời gian bay lên tới 46 phút
- Các tính năng bay an toàn được cải thiện hơn
Nhược điểm
- Khẩu độ cố định
- Camera lồi khiến nếu như vô tình va chạm sẽ bị ảnh hưởng
Review nhanh DJI Air 3
Nhờ vào cụm camera kép, DJI Air 3 sẽ mở khóa khả năng sáng tạo của bạn với những thước phim trên không. Mặc dù việc zoom 3x có thể không quá hữu ích bởi vì bạn đang bay flycam mà tại sao lại không bay lại gần một chút để ghi hình? Có lẽ tính năng này phù hợp với những người dùng làm về báo chí hoặc quay sự kiện đông người.
Cả 2 camera của Air 3 đều có thể chụp ảnh JPEG và RAW 12MP hoặc 48MP, cụm camera này sử dụng chung một loại cảm biến CMOS 1/1,3 inch – giống trên DJI Mini 3 Pro. Khả năng quay video có thể lên tới 4K/100fps và Air 3 cũng cho phép bạn quay dọc 2,7K/60fps cực kỳ phù hợp cho việc đăng tải video lên các nền tảng mạng xã hội khác nhau.
Các cảnh quay được ghi bằng DJI Air 3 đều cung cấp chế độ màu D-Log M 10 bit và HLG 10 bit; chế độ D-Log M 10 bit cung cấp tính linh hoạt hơn trong hậu kỳ liên quan đến chi tiết có sẵn trong vùng sáng và vùng tối, cũng như phân loại màu.
DJI Air 3 cũng cung cấp các tính năng bay và an toàn tuyệt vời chưa bao giờ làm cho người dùng phải thất vọng. Các tính năng an toàn bay của DJI Air 3 bao gồm cảm biến vật cản đa hướng, chống va chạm APAS 5.0 và tính năng Return To Home. Tất nhiên là khi bạn bật tất cả các tính năng an toàn này thì việc chiếc flycam của bạn bị rơi sẽ khó hơn khá nhiều.
Review DJI Air 3 – Ngôn ngữ thiết kế
DJI Air 3 có thể thiết kế gập gọn lại tiện lợi
Air 3 vẫn sẽ có thiết kế gấp gọn quen thuộc của DJI, điều này khiến bạn có thể dễ dàng gấp gọn nó lại và cất vào balo hoặc túi đựng khi di chuyển. Điểm nổi bật của nó là camera kép, có kích thước lớn và nhô ra khỏi thân máy chính. Khi không có cánh quạt thì kích thước của Air 3 khi gập lại: 207 x 100,5 x 91,1mm và khi mở ra: 258,8 x 326 x 105,8mm.
Với trọng lượng khoảng 720g, DJI Air 3 được xem là sự lựa chọn hoàn hảo nếu bạn không đủ kinh tế hoặc không thích sử dụng những chiếc flycam cao cấp và nặng như DJI Mavic 3 Pro.
Review DJI Air 3 – Thời lượng pin được nâng cấp đáng kể
Air 3 được DJI trang bị một viên pin 4.241mAh, chiếm 1/3 trọng lượng của flycam (khoảng 267g). Bạn sẽ mất tầm 60 phút để sạc đầy pin và đổi lại sẽ là thời lượng bay khoảng 46 phút, nhiều hơn khoảng 48% so với người tiền nhiệm DJI Air 2S.
Đa dạng sự lựa chọn về điều khiển
Bởi là một chiếc flycam mới nên DJI Air 3 sẽ có những phiên bản điều khiển mới. Hai bộ điều khiển có sẵn là DJI RC 2 và DJI RC-N2, cả hai đều là bản nâng cấp của phiên bản tiền nhiệm là DJI RC và DJI RC-N1.
DJI RC 2 chắc chắn sẽ là bản nâng cấp đáng kể so với điều khiển DJI RC đáng quá quen thuộc với người dùng, đặc biệt là về phạm vi điều khiển và tín hiệu. DJI RC 2 có ăng-ten ngoài, cải thiện đáng kể phạm vi tín hiệu – vấn đề mà DJI RC gặp phải.
Review DJI Air 3 – Các tính năng bay thông minh
Đánh giá cảm biến vật cản đa hướng trên DJI Air 3
Giống như đa số các flycam của DJI hiện nay, định vị GPS trên Air 3 được liên kết với gần 20 vệ tinh cho phép flycam có thể bay lơ lửng dễ dàng. Cảm biến vật cản đa hướng lần đầu tiên được DJI trang bị lên dòng Air, kết hợp với hệ thống hỗ trợ phi công tiên tiến APAS 5.0 giúp việc bay Air 3 trong môi trường phức tạp, trở nên dễ dàng hơn.
Khi bật chức năng tránh va chạm, Air 3 có thể phanh hoặc lách qua các chướng ngại vật khi thấy chúng. Tùy chọn Nifty’ được thiết kế để mang lại chuyến bay mượt mà hơn khi phát hiện thấy chướng ngại vật trong môi trường phức tạp hơn; tuy nhiên, nhược điểm của cài đặt mượt mà này là nguy cơ va chạm cao hơn.
Review DJI Air 3 – Tính năng Advanced Return to Home
Để an toàn hơn, tính năng Advanced Return to Home của Air 3 có thể quét trong phạm vi 200m để tính toán tuyến đường bay an toàn nhất đến điểm cất cánh, trong khi AirSense ADS-B cung cấp thông báo cho flycam khi đã ở gần. Air 3 sử dụng công nghệ truyền sóng DJI O4 giúp bạn có thể truyền tín hiệu trực tiếp 1080p/60fps ở khoảng cách lên tới 20km.
Đánh giá tính năng theo dõi chủ thể ActiveTrack 5.0 trên DJI Air 3
Cả hai camera đều có thể sử dụng được tính năng bay thông minh Focus Track, giúp giữ chủ thể ở chính giữa khung hình. Bạn cũng có thể sử dụng Quickshots để có thể quay các chuyển động sáng tạo hơn, trong khi các chế độ quay video khác bao gồm quay dọc 2,7K, Mastershots (tạo cảnh quay điện ảnh nhanh và dễ dàng), Night Mode, quay Hyperlapse (4K ở định dạng ngang, 2,7K ở định dạng dọc), quay slow-motion 4K/100fps, Smartphoto 3.0, QuickTransfer, Lightcut (chỉnh sửa video một chạm) và Waypoint Flights, lần đầu tiên có trên dòng Air.
Review DJI Air 3 – Chất lượng hình ảnh và video
Đánh giá cụm camera kép trên DJI Air 3
DJI Air 3 sở hữu cụm 2 camera, mỗi camera đều sử dụng cảm biến CMOS 1/1,3 inch. Một là góc rộng tương đương 24mm, và camera còn lại là tele tầm trung tương đương 70mm, về cơ bản là cung cấp khả năng zoom 3x.
Đối với một số người, điều này có vẻ không mấy hữu ích; xét cho cùng, tại sao bạn lại cần ống kính zoom nếu bạn có thể chỉ cần bay flycam của bạn gần hơn với chủ thể? Đây là một câu hỏi hợp lệ mà có một vài câu trả lời đơn giản.
Camera zoom trên Air 3 sẽ khá phù hợp với những sự kiện đông người. Việc bay flycam vào giữa đám đông là khá khó khăn mà lại còn nguy hiểm nếu bạn chưa phải là một “phi công” đủ kinh nghiệm. Khi đó, ống kính zoom trên Air 3 sẽ phát huy được ưu điểm của nó.
Review DJI Air 3 – Khẩu độ cố định không phải là tốt nhất
Tuy nhiên, vấn đề mà bạn cần chú ý trên Air 3 đó là cả hai ống kính này đều có khẩu độ cố định: f/1.7 với camera góc rộng và f/2.8 với camera chính. Nếu bạn chỉ chụp ảnh thì điều này không quá ảnh hưởng nhưng nếu bạn quay video thì đây sẽ là một cản trở bởi bạn sẽ cần phải bổ sung và thay thế liên tục các kính lọc ND filter khi ánh sáng thay đổi. Và việc hạ cánh thường xuyên hơn mức cần thiết có thể khiến bạn có một trải nghiệm bay khá khó chịu đấy.
Để ví dụ thì nếu như bạn quay video bằng Air 3 vào lúc mặt trời mọc và lúc bay bạn chưa lắp kính lọc và tầm một lúc sau khi mà mức độ ánh sáng bình minh tăng nhanh. Sau 5 phút, bạn sẽ phải hạ cánh để lắp ND8 và 10 phút sau bạn lại phải hạ cánh để đổi qua ND16 bởi ánh sáng thay đổi quá nhanh. Rất bất tiện phải không nào.
Đánh giá DJI Air 3 – Chất lượng hình ảnh tĩnh là tuyệt vời
Với việc sử dụng cảm biến giống với Mini 3 Pro, nên tất nhiên là Air 3 sẽ đem đến chất lượng hình ảnh tốt tương tự. Cả hai camera đều có thể chụp ảnh ở độ phân giải 12MP và 48MP ở cả định dạng RAW hoặc JPEG.
DJI cũng cung cấp cho Air 3 khá đa dạng chế độ chụp ảnh tiêu chuẩn bao gồm Single Shot, Burst Shooting, AEB và Timed.
Nói qua một chút về quay video thì cả hai camera trên Air 3 đều có thể quay 4K/100fps, 1080p/200fps ở định dạng video ngang. Với quay dọc thì Air có thể quay tối đa 2,7K/60fps hoặc 1080p/60fps.
Bạn có nên mua DJI Air 3 hay không?
Hãy mua DJI Air 3 nếu
DJI Mavic 3 Pro có giá quá cao so với kinh tế của bạn
Chắc chắn nếu đặt lên bàn cân thì Mavic 3 Pro sẽ hơn rất nhiều so với Air 3. Mavic 3 Pro cung cấp các tính năng chuyên nghiệp đáng kinh ngạc với mức giá và nếu như bạn không có đủ kinh phí cho Mavic 3 Pro, thì Air 3 sẽ là sự lựa chọn đáng tiền.
Bạn tìm một chiếc flycam kháng gió tốt hơn Mini 3 Pro
Khả năng kháng gió là một vấn đề mà bạn cần phải lưu tâm khi mua flycam. Và với những trải nghiệm thực tế thì Air 3 là một chiếc flycam có khả năng khá gió cực tốt vượt trội hơn so với Mini 3 Pro. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý nếu bạn bay ở trong điều kiện gió to mà chiếc flycam của bạn kháng gió tốt, đồng nghĩa với việc thời lượng pin sẽ giảm đi đôi chút.
Đừng mua DJI Air 3 nếu
Bạn sử dụng bộ lọc ND và muốn khẩu độ ống kính thay đổi
Nếu bạn quay nhiều video và do đó sử dụng bộ lọc ND để có cảnh quay chất lượng tốt hơn, khẩu độ cố định sẽ khiến mọi thứ trở nên khó khăn hơn nhiều vì bạn phải thay bộ lọc ND thường xuyên khi ánh sáng thay đổi.
Bạn không cần đến camera zoom
Tất nhiên, nếu như bạn không có nhu cầu zoom và chỉ cần một chiếc flycam có 1 camera góc rộng tiêu chuẩn. Thì bạn nên mua DJI Mini 3 Pro hoặc Mini 4 Pro để tiết kiệm chi phí.